Cách đây 66 triệu năm,átthủthậtsựkhiếnkhủnglongtuyệtchủty le da banh một tiểu hành tinh rơi xuống bán đảo Yucatan ở Mexico ngày nay gây ra thảm họa xóa sổ 3/4 các chủng loài trên thế giới và chấm dứt thời đại khủng long.
Tiểu hành tinh, có đường kính ước tính 10-15 km, sau khi va chạm đã tạo ra miệng hố Chicxulub rộng đến 180 km và sâu 20 km tại bán đảo Yucatan.
Tác động lập tức của vụ va chạm là cháy rừng, động đất, sóng xung kích cực mạnh và những đợt sóng khổng lồ trên biển. Tuy nhiên, đòn kết liễu của nhiều chủng loài có thể là do thảm họa khí hậu diễn ra những năm sau đó, khi đám mây khói bụi che phủ bầu trời và nhiệt độ giảm xuống thấp, Reuters dẫn nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ cho biết.
Các nghiên cứu trước đây làm nổi bật 2 yếu tố là lượng lưu huỳnh được giải phóng sau vụ va chạm và tro bụi từ cháy rừng, nhưng nghiên cứu mới gợi ý rằng bụi đóng vai trò lớn hơn so với những gì từng được biết.
Tổng khối lượng bụi được ước tính là khoảng 2.000 gigaton, nặng gấp 11 lần khối lượng của núi Everest. 1 gigaton tương đương 1 tỉ tấn. Nghiên cứu mới được thực hiện mô phỏng dựa trên trầm tích lấy từ khu cổ khí hậu học Tanis ở bang Bắc Dakota (Mỹ), nơi lưu giữ bằng chứng của điều kiện sau vụ va chạm.
Đám mây bụi, chứa những hạt bụi mịn có kích thước 0,8-8 micromét, đã ngăn chặn sự quang hợp của sinh vật trong 2 năm và tiếp tục lơ lửng trong khí quyển đến 15 năm sau, theo nhà khoa học hành tinh Cem Berk Senel của Viện quan sát Hoàng gia Bỉ và Đại học Vrije Brussel, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên chuyên san Nature Geoscience.
Nhiệt độ bề mặt trái đất khi đó giảm xuống khoảng 15 độ C. "Thời tiết lạnh và tăm tối trong nhiều năm", đồng tác giả Philippe Claeys cho biết.
Với việc nhiệt độ xuống thấp và các loài thực vật chết đi, những loài ăn cỏ cũng chết đói, kéo theo đó là các loài ăn thịt vì chúng không còn con mồi. Ở môi trường nước, các loài thực vật phù du chết đi cũng khiến chuỗi thức ăn sụp đổ.
Nhà khoa học Ozgur Karatekin, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết lưu huỳnh duy trì trong 8-9 năm nhưng khói bụi vẫn tồn tại trong khí quyển đến 15 năm. Nhiệt độ trái đất quay lại mức trước va chạm sau khoảng 20 năm.
Các loài khủng long thống trị trái đất thời đó, cùng các loài bò sát dưới nước đa phần tuyệt chủng, trong khi những loài động vật có vú lại trở thành nhân tố chính, đặc biệt là các loài có tập tính ngủ đông và không phụ thuộc vào một nguồn thức ăn cụ thể nào.