"Nhân sự IT biết tiếng Anh,ôivẫntìmđượcviệcITlươnghainghìgà kho gừng code khá không bao giờ thiếu việc, lương cũng cao. Bạn không tìm được việc vì kinh nghiệm của bạn không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tôi tự nhận code ở mức khá, 5 năm kinh nghiệm, tiếng Anh giao tiếp tốt. Ngày xưa học ở trường, tôi đứng thứ 50 trong tổng số 100 bạn. Lúc mới bị thất nghiệp do công ty cũ giải thể bộ phận IT, tôi đi phỏng vấn nộp hồ sơ ở năm công ty trong vòng một tháng, đậu bốn chỗ. Tôi chọn công ty có chế độ tốt nhất, công việc có tương lai, ổn định để làm, lương cao nhất từ 1,7 đến hai nghìn USD.
Khi bạn chưa trúng tuyển tức là do bạn chứ không phải do thị trường. Tôi thấy trên các web tuyển dụng vẫn cần nhiều IT, chỉ ít hơn hai năm trước thôi.
Lúc trước công ty mới của tôi tuyển dụng khó khăn, nên nhiều bạn mới ra trường chưa kinh nghiệm cũng được tuyển vào làm. Nhưng bây giờ thì họ yêu cầu bạn phải đáp ứng được công việc hiện tại, không training những bạn chưa có kinh nghiệm nữa".
Độc giả có nickname phanduyhai991chia sẻ mình là một nhân sự IT biết tiếng Anh, code ở mức khá, và có kinh nghiệm 5 năm không gặp khó khăn trong việc tìm việc làm, đồng thời đưa ra nhận định nếu nhân sự ngành IT chưa tìm được việc, đó là do kỹ năng và kinh nghiệm không phù hợpvới yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chia sẻ và nhận định trên trong bài podcast Nhiều nhân sự công nghệ Việt bị sa thải.
Theo đó, một số chuyên gia nhận định làn sóng sa thải công nghệ đã đến Việt Nam khiến thị trường một hai năm tới khó khăn, sinh viên năm cuối gặp thách thức trong tìm kiếm việc làm, người có kinh nghiệm nếu bị sa thải sẽ có tìm được việc trở lại.
Độc giả LeHungchia sẻ: "Tôi mất việc từ đầu năm, gửi CV mà gần nửa năm nay vẫn không tìm được việc. Các trang tìm việc lúc nào cũng thấy đăng tin tuyển dụng nhưng nộp CV xong mà không thấy liên hệ lại".
Độc giả thiennltcũng rơi vào tình cảnh tương tự: "Tôi bị sa thải cách đây đúng một năm. Tôi nhớ khoảng thời gian tìm việc cực kỳ khó, trước đây chỉ cần mở chế độ tìm việc là sẽ có công ty liên hệ, còn hiện tại phải chủ động đi gửi CV, tỷ lệ có thể 10%. Rất căng".
Làn sóng sa thải ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam bởi thị trường Việt Nam chủ yếu gia công sản phẩm. Khi các công ty nước ngoài không thuê nữa, công việc không còn thì phải cắt giảm. Có những công ty quy mô 100 nhân sự nay chỉ còn 10, có nơi thậm chí phải đóng cửa.
Việc các công ty gia công sản phẩm công nghệ thời gian qua tuyển dụng ồ ạt, đưa ra mức lương cao khiến các công ty làm sản phẩm không thu hút được nhân tài. Trước một số ý kiến cho rằng các nhân sự ngành IT bị trí tuệ nhân tạo đe dọa, độc giả maiminhquan2phân tích:
"Tôi đọc bình luận thấy nhiều người bảo là AI ra đời thì nhân viên IT thất nghiệp nhiều. Tôi không đồng tình.
Thứ nhất, AI bây giờ chưa đủ sức để thay thế hoàn toàn con người. Có thể AI sẽ là một kỹ năng mềm cho những người theo đuổi ngành này, là một công cụ giúp công việc làm dễ dàng hơn.
Thứ hai, ai là người tạo ra AI?
Về chuyện sa thải hay thất nghiệp, một phần nguyên nhân là nền kinh tế đang đi xuống. Nhưng cái nguyên nhân chính ở đây là do thị trường đang quá dư thừa nhân lực không đủ trình độ.
Ngoài thị trường tràn lan các khóa học lập trình vài tháng rồi đi làm. Lúc trước, thực tập IT lương 5-8 triệu đồng là bình thường. Do có quá nhiều người không có trình độ thực tập, các công ty bây giờ dần chuyển sang thực tập không lương rồi.
Tôi đã từng gặp hoặc từng đọc chia sẻ của rất nhiều người đâm đầu vô IT học nhưng mà bỏ giữa chừng vì bây giờ nghề này quá khó khăn. Các bạn cứ nghe lương nghìn đôla, chục nghìn đôla rồi học. Hệ quả là các bạn đang bán rẻ chất xám của mình cũng như là kéo trình độ trung bình của ngành nghề đi xuống. Và nơi thiếu thì vẫn thiếu, và nơi thừa thì vẫn thừa".
Đồng ý với quan điểm trên, độc giả chienbinhfishingnhận xét: "Thật ra dân IT có tay nghề lương mức 1.000 đến 2.000 USD một tháng ở Việt Nam thì luôn luôn thiếu. Còn cử nhân thậm chí thạc sĩ nhưng làm gì cũng không được thì hiện tại quá thừa".
Độc giả Họ Lêchia sẻ: "Công ty tôi cũng từng chật vật đi tuyển IT, các bạn đòi lương cao nhưng lúc thử việc thì không đáp ứng được yêu cầu công việc mặc dù công ty tôi là công ty chuyên sản xuất chứ không phải công ty thuần IT. Có trường hợp kinh điển mà tôi gặp là một bạn kinh nghiệm viết code 8 năm, nhưng lúc thử việc không viết được ứng dụng để đáp ứng yêu cầu của sếp. Nói chung tôi thấy nhân lực ngành này thừa nhưng thiếu người có trình độ".
Bên cạnh đó, theo độc giả tanhuyitenyếu tố khiến nhân sự khó tìm việc là do thị trường IT phân hóa rõ rệt:
"Thật sự ngành IT rất rộng. Mỗi người chỉ chuyên về một mảng thôi. Ví dụ một bạn chuyên về ngôn ngữ Java, mà thị trường hiện tại cần ít vị trí về Java thì bạn đó hiển nhiên là thất nghiệp thôi. Nhiều người cứ đánh đồng là IT phải biết tuốt hết tất cả. Coder mà vào làm IT - Helpdesk với hệ thống thì sao làm được? Vì vậy, thị trường nhân lực IT mới phân hóa rõ rệt".
Độc giả Hoàngkhuyến cáo chung: "Thời nay công nghệ liên tục phát triển, các sản phẩm của xã hội làm ra nhiều, nhanh, dẫn đến khủng hoảng thừa cũng nhanh. Công nghệ cao sẽ cướp việc làm của rất nhiều người từ văn phòng cho đến công nhân lao động phổ thông, dần dần không nghề gì là ổn định cả, cần phải thích nghi với nhiều nghề, nếu không xoay xở kịp thì sẽ rơi vào khủng hoảng tâm lý".
Hữu Nghịtổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.