Xsmb 30

Thông tin nêu tại phiên tọa đàm "Ứng dụng chuyển đổi số trong thực tiễn", diễn ra ngày 6/10. Tọa đàm thiết mộc lan

【thiết mộc lan】Chuyển đổi số nhiều ứng dụng thiết thực trong thực tiễn

Thông tin nêu tại phiên tọa đàm "Ứng dụng chuyển đổi số trong thực tiễn",ểnđổisốnhiềuứngdụngthiếtthựctrongthựctiễthiết mộc lan diễn ra ngày 6/10. Tọa đàm thuộc khuôn khổ Ngày hội "Chuyển đổi số - Không gian Khởi nghiệp sáng tạo năm 2023" do UBND quận 7 (TP HCM) tổ chức, kéo dài xuyên suốt hai ngày 6-7/10.

Ông Lê Văn Thành - Phó chủ tịch UBND quận 7 phát biểu khai mạc tọa đàm Ứng dụng chuyển đổi số trong thực tiễn. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Lê Văn Thành - Phó chủ tịch UBND quận 7 phát biểu khai mạc tọa đàm "Ứng dụng chuyển đổi số trong thực tiễn". Ảnh: Quỳnh Trần

Mở đầu phiên tọa đàm, ông Lê Văn Thành - Phó chủ tịch UBND quận 7 cho biết chuyển đổi số có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Như từ tháng 4, quận 7 ra mắt Trung tâm điều hành đô thị thông minh với vai trò quản lý thông tin, hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trung tâm tích hợp: hệ thống giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông; giám sát chỉ đạo, điều hành; góp ý phản ánh; giám sát phòng chống dịch bệnh... Người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dữ liệu qua ứng dụng, phục vụ cuộc sống và mọi nhu cầu.

Ông Thành nhấn mạnh tọa đàm và ngày hội hôm nay có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi về nội dung thiết thực trong chuyển đổi số như thực trạng, giải pháp, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo. Các chuyên gia cũng gợi ý cách xây dựng môi trường số hữu ích với startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Đây cũng là cơ hội để đơn vị học tập, lắng nghe, cùng phát triển trên tất cả lĩnh vực kinh doanh", ông Văn Thành phân tích.

Ngay sau phát biểu mở màn là năm bài tham luận đến từ lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM; Phòng quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở - Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cùng các công ty FPT Digital, HDBank, Ricoh Việt Nam.

Bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tham luận đầu tiên bàn về kết quả, nhiệm vụ của chuyển đổi số tại TP HCM đến năm 2025, nêu bởi bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM.

Bà Trinh nêu các mục tiêu của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Như đến năm 2025, toàn quốc xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan và có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Đến năm 2030, mục tiêu mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP và hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung hình thành; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Bà nhấn mạnh Chương trình Chuyển đổi số quốc gia tập trung vào ba mục tiêu: phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tại TP HCM, nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố có ba chương trình đột phá và một chương trình trọng điểm.

Một số kết quả nổi bật, TP HCM đã tạo lập nền tảng hạ tầng và dữ liệu tổ chức, triển khai chính sách, quy trình vận hành kho dữ liệu dùng chung. Đơn cử, trung tâm dữ liệu Chính quyền điện tử TP HCM trên 1.000 máy chủ; mạng đô thị băng thông rộng Metronet dùng riêng cơ quan nhà nước TP HCM trên 800 điểm kết nối. 100% quận, huyện, sở, ban, ngành nhân viên có máy tính; 100% cơ quan có Internet và mạng Lan...

Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người, doanh nghiệp (cổng 1022) trong năm nay đã tiếp nhận 22.057 phản ánh và xử lý được 21.820 phản ánh từ cộng đồng.

Hệ thống quản lý thu phí cảng biển tự động một ngày 7 tỷ đồng. Từ ngày 1/4/2022 đến 31/5 năm nay có hơn 63.400 doanh nghiệp đăng ký tài khoản và thu 2.669 tỷ đồng đã được thu, giảm hiện tượng ùn ứ cảng biển từ trước khi vận hành hệ thống. Ngoài ra còn có thông tin xe bus, quy hoạch, giao thông cũng ghi nhận hiệu quả cao.

"Nhờ các kết quả này, TP HCM xếp vị trí thứ hai trong Bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022", bà nhấn mạnh.

Nối tiếp, ông Võ Hưng Sơn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nêu một số chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.

Một số thí điểm nổi bật như miễn thuế thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ không hoàn lại cho dự án, thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới, chính sách lương - ưu đãi cho lãnh đạo tổ chức khoa học công nghệ.

Ông nêu các chính sách cụ thể như miễn thuế thu nhập trong 5 năm cho doanh nghiệp và các chuyên gia, cá nhân khởi nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp... Các dự án được hỗ trợ tối đa 6-12 tháng, 10-400 triệu cho hoạt động.

Sau phần trình bày từ các lãnh đạo Sở, phòng là giải pháp thực tế trong ba doanh nghiệp.

Ông Lê Hùng Cường - Phó tổng giám đốc FPT Digital nêu kinh nghiệm chuyển đổi số, tập trung nhóm. Ông nhấn mạnh ở Việt Nam quá trình này diễn ra rất mạnh mẽ nhờ lợi thế được tạo điều kiện từ Chính phủ. Một trong những điểm hạn chế hiện nay là 98,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự tiếp cận nguồn đầu tư, ứng dụng công nghệ mới.

Từ các thách thức cụ thể, ông Cường gợi ý doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chuyển đổi số từ đó chọn các giải pháp phù hợp. Một trong những giải pháp phù hợp nhóm này là nền tảng cloud, mô hình thuê bao dịch vụ phần mềm SaaS với lợi ích dễ dàng mở rộng, tối ưu chi phí đầu tư và vận hành, tăng tính linh hoạt trong quyết định đầu tư. Ông cũng đề xuất doanh nghiệp tham gia và nhận hỗ trợ từ các quỹ phát triển để tận dụng các bộ khung hỗ trợ sẵn có, dự hội thảo nâng cao nhận thức, tìm kiếm nguồn lực để quá trình chuyển đổi số dễ dàng hơn.

Ông Lê Hùng Cường. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Lê Hùng Cường. Ảnh: Quỳnh Trần

Về phía HDBank, ông Lê Hoàng Phú - Phó giám đốc khối Khách hàng cá nhân giới thiệu tiện ích của giải pháp thanh toán không tiền mặt. Tại nhà băng này, thúc đẩy số hóa đã làm nên sự hấp dẫn với khách hàng. Tính đến ngày 30/6 năm nay, số tài khoản eBanking tăng 143% so với cùng kỳ, tổng số lượng giao dịch tài chính trên kênh số cũng tăng hơn 116% so với sáu tháng đầu năm 2022. Đơn vị hai triệu khách hàng và 20.000 tỷ đồng giao dịch qua kênh số.

Với tinh thần "All in App", đến nay, HDBank đã cung cấp dịch vụ ngân hàng số với hơn 100 tính năng và kết nối hơn 200 nhà cung cấp. Đơn vị tối ưu hóa hệ thống marketing tự động, cải thiện cơ sở hạ tầng, phân tích dữ liệu hành vi người dùng, tối ưu hóa thông điệp truyền thông đa kênh... Thời gian tới, nhà băng sẽ tiếp tục triển khai giải pháp tiên tiến, thúc đẩy sự đổi mới trong các dịch vụ kỹ thuật số, tiến tới mục tiêu trở thành "Ngân hàng số hạnh phúc".

Ông Lê Hoàng Phú. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Lê Hoàng Phú. Ảnh: Quỳnh Trần

Phần trình bày cuối cùng của ông Hồ Trung Kiên - Giám đốc Khối lĩnh vực Chuyển đổi số Ricoh với chủ đề "Sự chuyển mình và phát triển của môi trường làm việc số". Theo ông, nền tảng kết nối nơi làm việc chính là xu hướng của tương lai. Doanh nghiệp hiện cung cấp nền tảng cho 220 công ty toàn cầu, phục vụ 1,4 triệu khách hàng.

Ricoh xác định mục tiêu không đơn thuần cung cấp sản phẩm văn phòng mà còn phát triển các không gian làm việc hỗn hợp dựa trên những quy trình tự động AI. Mô hình này sẽ hỗ trợ người dùng dễ dàng đưa ra quyết định trong xử lý công việc.

Tọa đàm khép lại với phần hỏi đáp. Nhiều doanh nhân, sinh viên đặt câu hỏi đến bà Võ Thị Trung Trinh, ông Lê Văn Thành và ông Võ Hưng Sơn.

Trả lời về tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên địa bàn, bà Trung Trinh cho rằng chuyển đổi số là câu chuyện mang tính tất yếu, sẽ giúp doanh nghiệp định hình lợi thế cạnh tranh. Tại TP HCM hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành dịch vụ - thương mại có tốc độ chuyển số đổi số rất nhanh, kể cả những đơn vị nhỏ và vừa. Lý do, nhóm ngành này có thể tận dụng nền tảng từ doanh nghiệp lớn, không mất quá nhiều chi phí chuyển đổi. Nhóm y tế - giáo dục cũng được đánh giá có tốc độ chuyển đổi nhanh.

Chính sách chia sẻ dữ liệu công là tất yếu bởi dữ liệu số là nền tảng để doanh nghiệp chuyển đổi số. Tạo lập dữ liệu là cả quá trình, kho dữ liệu dùng chung là tài sản quý.

"Cần có chính sách quy định rõ ràng về quy trình chuyển đổi và bảo mật thông tin nhiều bên", bà Trinh nhấn mạnh.

Một câu hỏi khác tập trung vai trò cấp lãnh đạo trong chuyển đổi số. Giải đáp, ông Sơn cho rằng quá trình này dài hơi và nhiều khó khăn, vì thế người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, được đồng thuận của tập thể. Những yếu tố này giúp đơn vị dễ dàng đánh giá từng giai đoạn, vạch mục tiêu, kế hoạch phù hợp đồng thời đánh giá hiệu quả. Quận 7 thực hiện chính sách ưu tiên cho các cán bộ đã qua trường lớp về công nghệ để đào tạo cho vị trí lãnh đạo. Chính những lực lượng này sẽ truyền tải ứng dụng, thúc đẩy sự thành công mục tiêu chuyển đổi số.

Phiên tọa đàm khép lại lúc 11h30. Ngay sau đó là chương trình tọa đàm thứ hai với chủ đề "Ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục", bắt đầu vào 14h. Ngày 7/10, sự kiện tiếp tục diễn ra với vòng chung kết cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, giải chạy online và offline, đêm nhạc.

highlight tọa đàm đổi mới sáng tạo  highlight tọa đàm đổi mới sáng tạo

Toàn cảnh tọa đàm ""Ứng dụng chuyển đổi số trong thực tiễn". Video: Công Khang

Minh Tú - Quế Anh

Chuyển đổi số nhiều ứng dụng thiết thực trong thực tiễn - 4

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap